Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc (IATA: PQC, ICAO: VVPQ) là một sân bay mới được xây dựng xong giai đoạn 1 vào cuối tháng 11 năm 2012 và đã bắt đầu phục vụ các chuyến bay từ ngày 2 tháng 12 năm 2012, mã sân bay IATA và mã sân bay ICAO lấy theo mã của sân bay Phú Quốc-Dương Đông. Sân bay này tọa lạc tại xã tại Dương Tơ trên đảo Phú Quốc, Việt Nam, dự án do Tổng công ty cảng hàng không Miền Nam nay là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng với khả năng tiếp nhận từ 3 đến 4 triệu hành khách/năm.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc - hinh 1

Cảng đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế cho các loại máy bay hiện đại hoạt động, như Boeing 777, Boeing 747-400 và tương đương. Đây là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn đầu tư doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng và được đầu tư theo các giai đoạn. Khi đưa vào khai thác, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc sẽ là cảng hàng không quốc tế thứ 3 được xây dựng tại miền Nam Việt Nam,[6] từ ngày 2 tháng 12 năm 2012 đã thay thế hoàn toàn sân bay cũ vốn nằm cách vị trí xây dựng mới 10 km. Năm 2015, sân bay này phục vụ 1.467.043 lượt khách.

Vị trí địa lý

Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc nằm trên tọa độ quy chiếu 103°59′28″ Kinh Đông và 10°10′18″ Vĩ Bắc, được xây dựng tại xã Dương Tơ, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 5 km về phía nam, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam với tổng diện tích quy hoạch là 904,55 ha.

Quy mô

Cảng hàng không đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO),[4][6] có đường hạ cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 6-8 vị trí đậu cho máy bay A 320- A 321 vào giờ cao điểm với diện tích 60000m2; nhà ga hành khách và đường vào nhà ga có diện tích 24.000 m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm;[4] có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác. Toàn bộ phần móng của lăn hạ cánh dài 7000 m, rộng 60 m. Theo quy hoạch đến 2030, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm,[4] riêng giờ cao điểm có thể đón 3.500 người.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc - hinh 2

Các hãng hàng không hoạt động và lộ trình bay

Các tuyến bay sau bắt đầu từ ngày 2 tháng 12 năm 2012, ngày tất cả các chuyến bay tại sân bay cũ được chuyển sang sân bay này:

Hãng hàng không Các điểm đến
Bamboo Airways Hà Nội (từ 16/1/2019), Vân Đồn (Sắp khai thác chuyến này vào quý I/2019)
China Southern Airlines Quảng Châu[14]
Jetstar Pacific Airlines Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.Thuê chuyến: Côn Minh, Thành Đô.
Lucky Air Theo mùa: Côn Minh (từ 22/12/2016)[15]
Thomson Airways Theo mùa: Helsinki (từ tháng 12 năm 2017),[16] London–Gatwick (từ 1 tháng 11 năm 2017),[17] Stockholm-Arlanda[18]
VietJet Air Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Seoul-Incheon (từ 22/12)Thuê chuyến theo mùa: Thành Đô, Hàng Châu
Vietnam Airlines Cần Thơ, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Rạch Giá, Thượng Hải-Phố Đông, Siem Reap, Singapore, Thuê chuyến: Thành Đô, Côn Minh, Seoul-Incheon, Vô Tích
Vasco Cần Thơ
Asiana Airlines Seoul
Bangkok Airways Băng Cốc

Một số hãng hàng không Đông Nam Á, châu Âu, Nga đang khảo sát để mở một số tuyến bay nối Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với Nga, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á.

Nguồn: https://vietnamairport.vn

Đánh giá bài viết

Pin It on Pinterest