Từ những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ từ các tài xế taxi đường dài giá rẻ và các lái xe đường dài lão luyện nhất, TaxiSanBayRe xin gửi đến quý độc giả những kinh nghiệm hay khi đi ô tô đường dài, đặc biệt dành cho những người mới lái xe ô tô đường dài lần đầu.
Chuẩn bị trước khi đi
Chuẩn bị xe và người sẵn sàng
Để chuẩn bị có một chuyến đi dài, bạn cần đảm bảo có một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái và ổn định. Đối với phương tiện, trước khi bắt đầu hành trình, bạn nên kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận quan trọng của xe như lốp, phanh, ắc quy, hệ thống làm mát,… Hãy chắc chắc cả bạn và ô tô đã sẵn sàng cho chuyến hành trình dài.
Chuẩn bị một ít thức ăn nhẹ và đồ uống đầy đủ
Với những chuyến đi dài từ 4-6h đồng hồ, bạn nên chuẩn bị một ít thức ăn nhẹ, hoa quả, nước trái cây, tránh những đồ ăn nhiều muối,…
Ngoài ra, bạn cũng thể lựa chọn những bài hát yêu thích, nhẹ nhàng,.. sẽ thoải mái và tập trung lái xe hơn.
Quá trình lái xe
Lái xe kiểu “phòng thủ”:
Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra. Một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm…
Những trường hợp trên, nếu ta chủ động phòng tránh thì dù lỗi là ở người khác, thì tai nạn vẫn không xảy ra. Chủ động phòng tránh tức là chạy chậm lại khi thấy có khả năng bất trắc, hoặc chạy cách xa họ ra, và không len vào những vị trí quá chật khiến cho mình không thể né tránh khi việc bất ngờ xảy ra. Hoặc cố kiên nhẫn giữ khoảng cách với xe trước để lỡ họ thắng gấp vì con chó băng ngang đường ta không tông vào đuôi xe họ.
Nhiều bác có tâm lý tôi đi đúng luật đúng tốc độ. Những kẻ sai thì phải được dạy cho bài học. Tâm lý đó theo em không hợp lý vì ở một đất nước ý thức giao thông kém như nước mình thì không thể trông chờ ở sự tuân thủ luật của những người xung quanh. Tốt nhất ta cứ nhường nhịn, phòng tránh vì an toàn của ta và của họ vì nếu họ bị nạn ta cũng vạ lây dù ta đúng hay sai.
Vậy các bác lái mới nhớ nhé. Lái xe phòng thủ là thứ đầu tiên các bác cần phải tâm niệm khi ra đường trường.
Vượt và để người khác vượt:
Khi vượt lên một xe ô tô khác, các bạn nhớ nhìn nhanh gương chiếu hậu để chắc chắn không có xe nào khác phía sau đang cố vượt mình. Và nhớ bật xi nhan, đợi 3 giây rồi mới vượt. Đừng bật xi nhan rồi vượt ngay hay vượt rồi mới xi nhan, xe sau bạn sẽ không thể trở tay kịp. Trước khi vượt, ban ngày thì nên bấm còi 1 hoặc 2 phát, ban đêm thì nhá đèn 2 lần.
Khi có xe sau muốn vượt lên, bạn hãy xi nhan phải và không đạp ga nữa hoặc nhấp nhẹ phanh xê. Nếu bên phải không có chướng ngại vật gì thì lách sang phải 1 ít để nhường cho xe sau vượt lên.
Tránh xe ngược chiều lấn trái để vượt và đối đầu mình
Thường những xe ngược chiều này là xe khách. Trong những trường hợp này, điều các bạn cần làm là xi nhan phải, liếc nhanh vào gương chiếu hậu và xem phía hông xe bên phải của mình có ai không. Nếu không có ai, hãy tấp lề phải và dừng xe lại nếu cần để tránh xe ngược chiều. Nếu có người đang đi bên phải, phanh lại để người đó vượ qua rồi tấp vào lể phải.
Gặp chỗ quay đầu
Ở các đường quốc lộ đã xây dựng lâu thường có các chô quay đầu hoặc nơi để người đi đường băng qua. Những khúc đường này thường dễ xảy ra nhiều tai nạn. Hoặc người chiều đối diện quay đầu hoặc xe máy cùng chiều sang trái ra giữa đườn,… Vì vậy, nếu thấy có đông người thì tốt nhất, bạn nên đi chậm lại, nhìn gương chiều hậu và tốt nhất là đi sang phải một tí.
Vượt ở đường cong
Nếu đường cong sang phải, bạn tuyệt đối không được vượt bởi nó rất nguy hiểm khi có xe ngược chiều. Nếu đường cong sang trái, cong ít, không quá gấp và tầm nhìn xa thì bạn có thể vượt được.
Vào cua khi trên đèo
Đường đèo thường rất hẹp và cua gấp. Ở những khúc cua này thường các xe sẽ lấn sang bên làn đường đối diện để cua. Vì vậy, để bảo đảm an toàn trong trường hợp này, các bạn nên bóp còi trước khi vào cua, tầm nhìn càng hẹp thì càng cần phải bóp còi. Và đương nhiên là phải giữ đúng làn đường của mình và tuyệt đối không lấn trái. Nếu đi quá nhanh khi vào cua thì hãy thả ga và phanh xe lại để vào cua an toàn.
Chạy đường trời mưa hoặc đường ướt
Trong trường hợp trời mưa hoặc đường ướt thì tốt nhất, bạn nên đi chậm lại, ít nhất 10Km/h so với vận tốc tối đa cho phép. Nếu đi quá nhanh thì khi gặp việc gi đó bất ngờ, bạn sẽ phải tránh gấp hoặc phanh xe gấp, cộng với đường ướt thì chắc chắn xe bạn sẽ trượt nước, không thể điều khiển được. Những tai nạn trong thời tiết trời mưa hay đường ướt đều thường xảy ra như vậy.
Theo kinh nghiệm của các taxi đường dài giá rẻ, đường cao tốc khi trời mưa hoặc ướt thì nên chạy khoảng 80Km/h, đường quốc lộ nên chạy khoảng 60Km/h đối với tỉnh lội thì 50Km/h.
Đi ban đêm
Ban đêm, các bạn nên đi chậm lại tương tự khi trời mưa hay đường ướt. Đơn giản là tầm nhìn kém. Đặc biệt, khi trời chạng vạng tối, vì lúc này mắt chúng ta nhìn không rõ và đồng người di chuyển vì giờ tan tầm.
Đi đường ban đêm, nếu không có xe ô tô đối diện thì bạn bật đèn pha, nếu có xe đối diện thì hạ đèn pha xuống cốt. Đối với xe máy, nếu đường hẹp, nhỏ thì xuống cốt để tránh rọi đèn vào mặt họ.
Điện thoại, tin nhắn, chat, xem map trên đường
Đây là một thói quen thường thấy của các tài xế. Đối với những chuyến đi đường dài, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại khi lái xe, nếu có thể thì nên để người đồng hành xem giúp, nếu không quá gấp thì nên tắt đi. Việc sử dụng điện thoại khi lái xe cũng nguy hiểm ngang việc ngủ gật vậy.
Sau hành trình dài
Tất nhiên là sau một hành trình dài như vậy, bạn cũng nên kiểm tra lại chiếc xe của mình, nếu có gì phải sửa chữa hay bảo dưỡng thì nên làm ngay để đảm bảo an toàn cho hành trình tiếp theo.
Trên đây là những kinh nghiệm lái xe đường dài mà Taxisanbay sưu tầm được từ các tài xế taxi đường dài và những lái xe đường dài lâu năm. Taxisanbay hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn lái xe an toàn hơn, có được những chuyến đi hoàn hảo, thượng lộ bình an.